Thursday, August 29, 2019

Vũng Tàu Quê Hương Quê Ngoại Tôi - Việt Hải Los Angeles


Foreword:
Người viết bài xin kính gởi bài viết "Vũng Tàu Quê Hương Quê Ngoại Tôi" đến cô giáo Hai Minh của sân trường Trung Học Vũng Tàu một thuở xa xưa, một thế kỷ dĩ vãng cũ đã qua, nhưng những kỷ niệm Vũng Tàu vẫn đong đầy trong ký ức.
Kính cô.
Việt Hải Los Angeles.

*: Việt Hải Los Angeles: Em học Petrus Ký Sài Gòn, nhưng Vũng Tàu Quê Ngoại vẫn đầy ắp tình thương. Kỷ niệm tắm biển bị sứa mẹ sứa con sóng xô đánh ập vào mắt, đôi mắt cửa sổ của tâm hồn sưng húp,... Nhìn con trai cứ ngỡ con gái,...
Subject: Vũng Tàu Quê Hương Quê Ngoại Tôi.
Về địa lý thì 2 địa danh Bà Rịa – Vũng Tàu là dải đất dài và hẹp nằm trên đất liền và kể luôn hải đảo là huyện Côn Đảo. Địa hình tỉnh có thể chia làm 4 vùng: bán đảo hải đảo, vùng đồi núi bán trung du và vùng thung lũng đồng bằng ven biển. Bán đảo Vũng Tàu theo hình thể dài và hẹp diện tích 82,86 km², độ cao trung bình 3-4m so với mặt biển. Hải đảo bao gồm quần đảo Côn Lôn và đảo Long Sơn. Vùng đồi núi bán trung du nằm ở phía Bắc và Đông Bắc tỉnh phần lớn ở thị xã Phú Mỹ và các huyện Châu Đức, Xuyên Mộc. Ở vùng này có vùng thung lũng đồng bằng ven biển bao gồm một phần đất của thị xã Phú Mỹ và các huyện Long Điền, Bà Rịa, Đất Đỏ. Khu vực này có những đồng lúa nước, xen lẫn những vạt đôi thấp và rừng thưa có những bãi cát ven biển. Thềm lục địa rộng trên 100.000 km. Những địa danh nổi tiếng bạn bè phây búc nên biết nhé...

1. Thích Ca Phật Đài
Là một ngôi chùa lớn nằm trên sườn núi Lớn của thành phố Vũng Tàu. Vẻ đẹp của ngôi chùa chính là sự kết hợp rất khéo léo giữa kiến trúc tôn giáo và phong cảnh thiên nhiên. Đáng chú ý ở ngôi chùa này là ngọn tháp Bát Giác cao 19m và tượng Phật Thích Ca ngồi thiền trên tòa sen xây trên lưng chừng núi du khách đứng từ xa có thể chiêm ngưỡng được. Đường đi: Du khách đến Thích Ca Phật Đài theo đường Lê Lợi, gần bãi Trước theo đường ven biển đi qua bãi Dâu, tới địa phận Bến Đá sẽ thấy Thích Ca Phật Đài.


2. Tượng Chúa Giê-su
Tượng Chúa Giê-su hay Tượng Đức Chúa dang tay là một bức tượng Chúa Giê-su đứng trên đỉnh Núi Nhỏ của thành phố Vũng Tàu, được xây từ năm 1974. Bức tượng này cao 32 m, sải tay dài 18,3 m đứng trên độ cao 170 m nhìn ra biển, bên trong có cầu thang 133 bậc lên tận 2 tay của tượng. Bức tượng có thể xem như một phiên bản tương tự tại thành phố Rio de Janeiro của Brasil.
Vị trí: Tượng chúa Kitô nằm trên đỉnh núi Nhỏ, thành phố Vũng Tàu


3. Bạch Dinh
Năm 1898, Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer đã cho xây Bạch Dinh (Villa Blanche) trên nền pháo đài Phước Thắng từng khai hỏa bắn vào tàu chiến Pháp gần 50 năm trước. Bạch Dinh là một công trình kiến trúc La Mã 3 tầng, cao 19 m, lưng tựa vào Núi Lớn. Tại đây hiện còn lưu giữ 19 khẩu thần công.
Đôi nét về Bạch Dinh thì Bạch Dinh có màu trắng, nổi bật với lối kiến trúc cũ độc đáo, là một di tích lịch sử nổi tiếng và cực kỳ thu hút khách du lịch. Người dân Vũng Tàu đã bảo vệ rất tốt những nét kiến trúc nổi bật từ cuối thế kỷ 19 theo phong cách của Pháp này. Toàn quyền Paul Doumer muốn xây dựng dinh thự này để giúp vợ ông bớt nhớ nhung cố quốc, nên đã cho xây dựng theo phong cách Châu Âu nhưng với họa tiết sắc xảo của Hy Lạp. Tuy nhiên, khi tòa nhà chưa hoàn thành thì ông và vợ đã phải về Pháp để tranh cử và trở thành Tổng Thống thứ 14 của Pháp. Toàn bộ nét kiến trúc sau hơn 100 năm vẫn còn nguyên vẹn như lúc mới xây xong. Với chiều cao 27m so với mực nước biển và 2 lối vào thú vị. 1 lối là 146 bậc thang, 1 lối trải nhựa dành cho ô tô. Khuôn viên rộng, 1 nửa dùng để trồng cây Báng Súng tán to, 1 nửa còn lại trồng hoa sứ nhiều màu. Những tán cây tỏa bóng mát và mùi hương phảng phất của hoa sứ điểm thêm sự thơ mộng cho không gian của di tích. Ôn tí ti về lịch sử Bạch Dinh, được xây dựng từ năm 1898 và hoàn thành vào năm 1916, có nghĩa là Villa Blanche. Dinh thự dùng làm nơi nghỉ ngơi của Paul Doumer (toàn quyền Pháp). Từ thời triều Nguyễn, nơi đây là pháo đài Phước Thắng, chính quyền Pháp ở Đông Dương đã san bằng pháo đài và xây dựng dinh thự nghỉ mát này cho các vị Toàn quyền Đông Dương. Dinh thự được phê duyệt xây dựng và đặt tên theo vợ của Paul Doumer, sau này được đổi tên thành Bạch Dinh vì cả tòa dinh thự chỉ có màu trắng. Tháng 9/1907, nơi đây trở thành nơi giam lỏng cựu hoàng Thành Thái và cựu hoàng Duy Tân hơn 10 năm. Sau khi 2 người bị đầy ra đảo, nơi đây tiếp tục trở thành nơi nghỉ mát của các toàn quyền. Năm 1934, nơi đây được sử dụng làm cho Bảo Đại và Nam Phương hoàng hậu. Sau đó, là nơi tĩnh dưỡng cho những nhà lãnh đạo VNCH, nguyên thủ của Việt Nam Cộng Hòa. Sau năm 1975 khi đám côn đô ác ôn CSVN ăn cướp miền Nam, nơi đây dược khai thác là nơi du lịch để́ tuyên truyền như nhiều địa danh khác bị bẻ cong lịch sử. Vị trí tọa lạc ở số 10 đường Quang Trung ven biển nối dài, thành phố Vũng Tàu


4. Khu di tích Đình Thắng Tam
Tại khu di tích này, ngoài Ngôi Tiền Hiền và Lăng Ông Nam Hải, miếu Bà Ngũ Hành còn có ngôi miếu Bà, tọa lạc trên một hòn đảo nhỏ, nằm chông chênh, nhô ra trước mặt biển. Lễ hội Nghinh Ông Thắng Tam Vũng Tàu được xem là một trong những sản phẩm du lịch tâm linh của Bà Rịa Vũng Tàu, thu hút đông đảo du khách, đặc biệt là những du khách nước ngoài.
Vị trí: 77A đường Hoàng Hoa Thám, Phường Thắng Tam, Vũng Tàu.


5. Niết Bàn Tịnh Xá
Đây là một trong những ngôi chùa đẹp nhất ở Vũng Tàu với những đường nét kiến trúc hiện đại.Chùa “Niết Bàn Tịnh Xá” còn gọi là chùa “Phật Nằm” được xây dựng trên sườn núi Nhỏ, hướng mặt ra biển. Chùa được khởi công xây dựng từ năm 1969 và khánh thành vào năm 1974 bằng tiền quyên góp của đồng bào phật tử. Thượng tọa Thích Thiện Huệ đại diện đứng ra lo toan việc xây dựng. Đây là một trong những ngôi chùa đẹp nhất ở Vũng Tàu với những đường nét kiến trúc hiện đại. Vị trí: Đường Hạ Long, phường 1, Tp. Vũng Tàu


6. Chùa Quan Thế Âm Bồ Tát
Đây là ngôi chùa nhỏ nổi bật với pho tượng phật Bà Quan Âm trắng cao 16m hướng ra biển đứng trên tòa sen, tay cầm bình Cam Lộ, với khuôn mặt hiền hòa, đức độ. Đây là một pho tượng đẹp và cũng là điểm tham quan của khách du lịch ở Vũng Tàu.
Vị trí: Chùa Quan Thế Âm Bồ Tát nằm trên đường vòng núi Lớn, thành phố Vũng Tàu, cách bãi Dâu 500m


7. Linh Sơn cổ tự
Tuy không đồ sộ, rộng lớn nhưng Linh Sơn Cổ Tự là ngôi chùa lâu đời nhất ở Vũng Tàu. Trong chánh điện có thờ một tượng Phật cao 1,2m bằng đá thếp vàng được điêu khắc rất khéo léo tạo nên vẻ từ bi và sống động trên nét mặt của đức Phật. Vị trí: 61 Hoàng Hoa Thám, Vũng Tàu



8. Hải đăng Vũng Tàu
Đến đây, sau khi men theo đường hầm được xây kiên cố trong ngôi nhà hai tầng vốn là nơi cư trú và sinh hoạt của những người gác hải đăng bạn sẽ lên đến đỉnh tháp. Từ đây, bạn có thể thu vào tầm mắt cả thành phố Vũng Tàu ẩn hiện trong sương, các bãi tắm hình lưỡi liềm, núi Minh Đạm xanh ngát. Hay nhìn xuống ngay bên dưới, cả rừng hoa sứ rực sáng làm nổi bật nét kiên cố, vững chãi của toàn bộ cụm tháp.
Vị trí: Nằm trên đỉnh núi Nhỏ, thành phố Vũng Tàu


9. Nhà Lớn (đền Ông Trần)
Nhà lớn Long Sơn hay Đền Ông Trần là một quần thể kiến trúc nghệ thuật theo lối cổ, được làm bằng gạch ngói và các loại gỗ quí tọa lạc tại thôn 5, với tổng diện tích khoảng 2 ha, chia thành ba khu: đền thờ; nhà hội, trường học, chợ, nhà bảo tồn Ghe Sấm và khu lăng mộ ông Trần. Vị trí: Dưới chân núi Dứa, thôn 5, xã Long Sơn, Vũng Tàu.

Đi thăm thắng cảnh nhiều ta mỏi chưn, oải quá xá, thôi bi giờ mình kiếm gì ăn đi nghen...
Ẩm thực bánh khọt nổi tiếng khi đến Vũng Tàu
Hãy bàn về món Bánh khọt quê ngoại, một đặc sản nổi tiếng của đất nghỉ mát khi đến Vũng Tàu. Bởi vì Vũng Tàu quê ngoại từ lâu đã được xem là một điểm đến du lịch hấp dẫn đối với du khách bởi những vẻ đẹp tự nhiên của mình. Bên cạnh phong cảnh hữu tình, Vũng Tàu còn nổi tiếng với ẩm thực, như nhiều loại thức ăn, như bún gỏi già đầu chợ trên trước cửa tiệm photo Kim Phượng, quán hủ tiếu mì dách lầu của chú tàu Nhựt Ký, quán kem Picnic của gia đình anh bạn Lân Picnic, món canh bông súng và cá dứa kho tộ ở quán Hồng Phượng ở Bãi Sau, quán cơm tây goût parisien mé chợ dưới (moa quên tên quán rồi, nửa thế kỷ qua óc nào nhớ nổi (? )hihi.. ), quán cơm Cư Ký có món cá hồng chiên xù, món cá lưỡi trâu hấp hành gừng, oh là la,...Ở Simsbury (CT), Dover (NH), Boston MA), Kingstown (RI),... báo chí vùng New England khoe tùm lum là nước Mỹ có món creamy clam chowder ngon khỏi chê; Sorry buddies mấy ông báo gia USA có hưởng món cháo hàu tươi ở Vũng Tàu Quê Ngoại Tôi chưa. Nếu chưa thì món cháo hàu tươi ở quê ngoại moa chả thua món creamy clam chowder của mí sừ đâu nhé. Món creamy clam chowder có chứa dairy fatso substance, món cháo hàu tươi ở quê ngoại moa có tiêu ớt hành gừng, nên xơi vào bổ phổi, ngăn ngừa căng-xe, đề phòng chứng tim mạch, lại con đươc slim body, chua kể yếu tố tuyêt chiêu "ông ăn ba khen" hay "bà xơi ông khỏe", vì hào, hàu mà, hàu là same as hào hùng, hào khí, hào lực, sung túc, sung trận, sung mãn nhé. Ồ, kỷ niệm quê ngoài còn nhiều và nhiều.

***
Đặc biệt, khi nhắc đến địa điểm du lịch Vũng Tàu, bạn lái xe Sài Gòn - Vũng Tàu ít giờ hơn lái xe Bolsa- San Diego hay đoạn đường Houston - Dallas, hoặc khoảng cách từ DC về New York nhé. Nói về Vũng Tàu quê ngoại không thể không nhắc đến món bánh khọt, một món ăn đặc sản vô cùng bình dị - dân dã nhưng mang đậm nét nhung nhớ của hệ quả Pavlov thèm thuồng nhỏ dải một thuở thiếu thời, mà hôm nọ tôi kể cho bà chị hoa khôi Hồng Hoa của sân trường Châu Văn Tiếp những kỷ niệm tại Vũng Tàu quê ngoại...
"Quê ngoại tôi ở Vũng Tàu mà quê nội lại ở tỉnh Tây Ninh, nên ngày xưa khi hè về anh em chúng tôi được luân phiên chia làm 2 tốp, nếu tốp này về thăm nội, tốp kia thăm ngoại, như thế hoán chuyển mỗi mùa hè khi được bãi trường hay nghỉ học. Cả hai địa danh này đều cho tôi nhiều kỷ niệm êm đềm đáng nhớ về sông rạch, về biển cả và cá, đặc biệt cá có râu whiskers. Tôi còn nhớ những ngày hè trước năm 75, khi quân đội đồng minh Mỹ và Úc đến vùng biển Vũng Tàu, thì nơi đây có sinh hoạt kinh tế rất sinh động, phồn thịnh và tấp nập. Ở tuổi trẻ thích vui khi được về Cấp, tôi theo ông ngoại tôi ban đêm ra Cầu Đá trước Ty Bưu Điện ở bãi trước Vũng Tàu câu cá đến khuya 1 hay 2 giờ sáng. Miệt biển có loại cá dứa tương tự như cá bông lau sông rất ngon. Thú câu đêm rất vui, hai ông cháu đèo nhau trên xe gắn máy ra biển. Để phòng cái lạnh về khuya tôi nhớ tôi trang bị cho mình chiếc quần blue jean dầy và khoác áo xanh lá cây treillis thật ấm của quân đội Hoa Kỳ những lần câu đêm như vậy. Sau khi thả mồi nhìn biển cả xa xa tâm hồn thư thái, an nhàn vô cùng, gió biển vào hè mát lạnh khi trời càng về khuya, thỉnh thoảng tôi ngó phao xem có cá cắn câu chưa. Đèn pha của ngọn hải đăng từ trên núi thỉnh thoảng quạt một vệt sáng trên trời, không trung có hàng triệu vì sao lấp lánh, những tinh tú ẩn hiện tận chân trời xa xăm cho thấy vũ trụ thật bao la. Giựt mình trong phút giây mộng mị vì cá lớn đã cắn câu và run mạnh cần, tôi vội xoay nhanh ghì cần kéo cá lên. Ồ, một chú cá dứa thật to. Có hôm ông cháu chúng tôi câu đựơc bốn, năm con cá dứa và nhiều cá mú đá màu xám hay mú lửa màu đỏ, rồi có hôm có cá ngộ halibut rất ngon. Bà ngoại tôi nấu ăn rất khéo. Bà nấu canh súng cá dứa, cá dứa chưng tương hoặc cá dứa kho me. Tôi không biết món canh súng tiên khởi phát xuất từ tỉnh nào, nhưng chỉ biết nhà ngoại tôi thường ăn món này. Trong nước lèo nêm canh súng có tương đen (hoisin sauce), đậu phọng rang giã nhỏ, xã băm, hành hương, tỏi phi và nêm thêm gia vị căn bản nước mắm, đường. Các loại rau độn có bạc hà, ngó sen chẻ cọng, giá và rau ngò om. Những khứa cá dứa thật ngon và béo ngậy. Tôi cũng được nghe về loại cá ngát, một giống whiskers nhưng lại sống ở vùng nước lợ ranh giới của nước sông và nước biển như Bà Rịa hay Cát Lở. Tựu trung thì Vũng Tàu vẫn cho tôi nhiều kỷ niệm, nhưng thú câu cá về đêm vẫn hấp dẫn tôi nhiều hơn cả..."
Trở lại món Bánh khọt là đặc sản nổi tiếng của ở đất Vũng Tàu, bạn có biết tên bánh khọt từ đâu ra không. Theo người dân địa phương gọi là bánh khọt bởi khi lấy bánh ra khỏi khuôn, người ta dùng loại muỗng dẹt và dài để “khẩy” lên cho bánh trốc, muỗng dẹt lại va chạm vào thành khuôn phát ra tiếng kêu “khọt khọt”. Thuyết thứ 2 một ngư dân đi biển về trúng mùa tôm, bà vợ ông chiên bánh xèo, ăn xong món "xèo xèo" ớn quá mạng, bà bếp này chế ra món bánh khọt, ông chồng thấy ngon quá ăn đến căng dạ dày, nên mắc ách bèn "khạc khạc" ra, ông chồng nghẹt cổ họng vang thành tiếng "khọt, khọt". Thế là món ngon bánh khọt chào đời.
Bánh khọt được xếp vào hàng ẩm thực dân dã nên nguyên liệu để làm bánh cũng không có gì cầu kỳ, khó kiếm. Được làm từ bột gạo, thế nhưng lại không giống như các loại bánh làm từ bột gạo khác, bánh khọt chỉ được làm từ một thứ bột gạo và không pha cùng nước cốt dừa hay bất cứ một thứ bột nào khác. Cách làm bánh khọt giòn, mềm tuy không cầu kỳ nhưng lại cần sự tỉ mỉ và tinh tế cả. Chế biến bánh khọt quan trọng nhất vẫn là ở phần pha bột, đòi hỏi một bí quyết riêng cũng như sự khéo léo từ đôi bàn tay của đầu bếp như Hồng Hoa, Kim Phượng, Hồng Mai Sophie,..., đây chính là phần khó nhất quyết định đến vị ngon của bánh. Bột gạo được pha với nước theo một tỉ lệ nhất định. Nếu pha đặc quá, bánh sẽ bị đặc và bở; còn nếu bột lỏng quá thì bánh sẽ mỏng, quà mềm nhão và không phê hội chứng Pavlov, dở ẹc thôi. Chiếc bánh đạt tiêu chuẩn là không quá dày cũng không quá mỏng, khi ăn giòn rụm nhưng vẫn giữ được độ dai nhất định, bạn ta nhé.
Đặc biệt, này bạn muốn bánh ngon thì bột phải được xay ngay từ tối hôm trước, rồi để bột qua một đêm, có như vậy bột mới không bị nhão, chảy và làm ra chiếc bánh giòn ngon. Ở xứ ngoài ly hương, chả cần xay, các chủ chợ đã xay sẵn dùm ta. Nhân bánh khọt được làm từ tôm tươi. Nhớ nhe không dùng tôm ma-dzê Chinois HD981 sẽ mất ngon. Tôm được cắt bỏ đầu, lột vỏ, rửa bằng nước sạch rồi để ráo. Ngoài phần nhân là tôm tươi, phần tôm cháy màu vàng làm tăng thêm sự đẹp mắt, thơm ngon cho những chiếc bánh khọt thơm ngon này. Mỗi nhân là một con tôm lõi, màu hồng của thân tôm nổi bật trên nền bột trắng, thêm một chút bột tôm đỏ au rắc quanh đĩa tạo nên sự bắt mắt cho người ăn. Màu hồng của nhân tôm tạo nên sự bắt mắt cho thực khách khi ăn món bánh khọt
Còn về phần đổ bánh khọt như thế nào để được vàng đều, giòn rụm ngon hết biết, đó cũng là cả một nghệ thuật cao tay, khéo léo dấu nghề nhé, đòi hỏi kinh nghiệm từ đôi bàn tay mát tay của người đầu bếp. Bánh khọt được đổ trong những chiếc mâm bằng nhôm hoặc bằng inox, bên trên bề mặt khuôn được tạo hình lõm nhỏ bằng chiếc bánh.

Nhớ nhé trước khi đổ bánh, người đầu bếp đặt khuôn lên bếp cho nóng, sau đó dùng dầu olive còn trinh (virgin olive) mời ngon, dầu ma-dzê Chinois HD981 pha 3 phần olive, 7 phần salad oil, coi như hỏng vì bị mất trinh rồi nhé. Ban thoa dầu olive còn trinh đều lên các khuôn lõm, chế một lượng bột vừa đến mặt khuôn, cho tôm tươi đã bóc vỏ vào giữa và đậy nắp lại chờ đến lúc bánh chín, 2 hay 3 phút thôi nhé, để lâu khi bánh cháy khét thì có thể là goût của anh 7 chà và ma ní tí te...Hynos.
Khi bánh vừa chín tới, đầu bếp ta lè lẹ gắp bánh ra đĩa, rắc lên bề mặt một ít tôm hồng cháy, thoa mỡ hành tóp mỡ loại "no cholesterol". Khi ăn bánh khọt Vũng Tàu quê ngoai, người dân địa phương thường ăn kèm với nước mắm pha chua ngọt, rau sống các loại như cải bẹ xanh con, rau xà lách, tía tô, diếp cá… riêng moa thích thêm húng quế, kinh giới và đu đủ và cà rốt ngâm chua thái lát. Nào, bạn hãy gắp một cái bánh khọt cho vào một lá cải bẹ xanh con, cùng một ít rau thơm và các thứ ăn kèm, sau đó cuốn lại, chấm vào chén mắm ớt, để vài cọng đồ chua nằm trên cuốn bánh. Cắn một miếng, thực khách sẽ cảm nhận hệ quả Pavlov hòa quyện vị giác của hàng triệu tuyến kinh huyệt trên lưỡi nhảy let's twist again cùng những hương vị chiên rán thơm ngát tuy rất dân dã nhưng ngon hết biết nhé. Vì vị thịt tôm bùi bùi hòa quyện với sự giòn giòn của bột, thơm thơm của mỡ hành cùng một ít vị chua của đồ chua, mặn của nước mắm hòa vào hương vị đặc trưng của các loại rau… Một thoáng quê ngoại khiến bụng tôi đói meo mà cha y sĩ dặn tôi phải nốc sữa Ensure cho tròn trịa, ông bảo tôi ốm nhách "goût de convalescence" da bọc xương. Hương vị của bánh khọt quê ngoại gần nửa thế kỷ xa cách vì ta mang máu thù dzai bọn giặc veecees ta không về, Hồng Mai ơi Hồng Mai, thà ta order xơi bánh khọt Bolsa của em cho đỡ nhớ nhà, nhớ quê ngoại quê ta.
Sau đây xin biên đôi dòng một số quán xưa trong ký ức lão niên những quán bánh khọt mà bạn nên ghé qua khi đến Vũng Tàu. Bạn nói quê ngoại bạn ở Cap Saint Jacques mà bạn chưa hề ăn qua Bánh khọt Gốc Vú Sữa, tôi cho là bạn còn nhà mùa quá sức.. Xem sau nhé

Bánh Khọt gốc vú sữa
Quán tọa lạc ở số 14 Nguyễn Trường Tộ, phường 2, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Bánh khọt ở đây được rất nhiều thực khách yêu mến bởi lẽ nhân bánh có một con tôm to tổ chảng ăn hoài chả ngán, tôm tươi ngon, phần bột cũng vừa ăn, nước mắm chấm ngọt vừa miệng nhé, madame Sophie Hồng Mai, một thực khách sành ăn trước 75 ghé Bánh Khọt gốc vú sữa về cọp dê recette, madame làm bánh khọt khá ngon. Nhưng tôm tươi Vũng Tàu madame thế bằng tôm Ecuador, Mississippi,... nên thiếu goût ngon miệt biển Vũng Tàu quê ngoại. Về rau sống ăn kèm luôn tươi sạch, organic style. Quán lúc nào cũng đông khách và nhân viên quán phục vụ chu đáo, nhớ gởi "bo", típ kha khá nghen. Tui theo cậu 2 xếp sòng Hiến Binh Trần Công (Virginia), cậu Hải KQ A37 Pilote, cậu Trọng Camouflaged Mike Force ghé quán này súc miệng điểm tâm, lót dạ vào buổi sáng thiệt sớm hoặc lúc giữa trưa chiều 2-3PM khi đó mới có bàn VIP cho băng l'amour vì khách còn ngủ hay khách đang say sóng tắm biển Thùy Văn hay Thùy Dương, phe ta tha hồ ăn Bánh Khọt gốc vú sữa, kèm vài caisse bia 33 chai nhỏ thôi, chai lớn la de Larue Con Cọp (Bière Larue Tigre) nốc vô e sợ "chien mange la soupe sucrée" (dog eats sweet soup, ché en chò) thì Bánh Khọt gốc vú sữa tuôn ra mồm hết, sẽ mất ngon. Giờ peak time, prime time băng l'amour nhiều khi bị mất bàn VIP ở những lúc vào buổi trưa chiều 5PM đến chiều tối 8PM, weekend đông nghẹt thì khỏi nói. Sorry José hết chỗ. See you later Alligator !!!

https://www.youtube.com/watch?v=Ch1UQ47rWKU
 
Bánh khọt Bà Hai
Quán nằm ở số 42 Trần Đồng, phường 3, thành phố Vũng Tàu , tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Theo thực khách đánh giá thì bánh khọt ở đây mềm, béo, con tôm to, tươi ăn giòn chứ không mềm nhũn. Dầu mỡ có nhưng ít, ăn kèm với rau rất vừa miệng, không ngán. Do quán khá đông khách cho nên có phần nóng và hơi chật, nhưng bù lại đội ngũ nhân viên phục vụ rất nhiệt tình và nhanh nhẹn, hơn nữa giá cả cũng khá bèo so với những địa điểm ăn uống khác.

Bánh khọt Cây Sung
Địa chỉ: Số 19 Hoàng Hoa Thám, phường 3, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu. Bánh khọt ở đây không nhiều dầu, bánh giòn, tôm tươi ngon. Theo kinh nghiệm của thực khách khi đến đây, bạn nên ăn kèm với đĩa rau sống và đu đủ ngâm chua. Không gian quán khá rộng, tuy nhiên nếu quá đông khách việc chờ đến phiên mình hơi oải đó nghen, dặn trước thôi.Co giờ qưởn nên ghé qua thăm Bánh khọt Cây Sung.


Bánh khọt Cô Ba Vũng Tàu
Quán nằm tại số 1 Hoàng Hoa Thám, phường 3, thành phố Vũng Tàu,tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Bánh khọt ở đây có nhiều nhân và giòn, rau ăn kèm cũng nhiều, nhìn tươi và sạch sẽ. Nước chấm được nêm nếm khá vừa miệng. Đặc biệt, không gian ở đây được trang trí rất mộc mạc, đơn giản với những bộ bàn ghế gỗ, mang lại cảm giác gần gũi thân quen cho thực khách. Tuy nhiên giá cả ở đây có phần bèo tí ti hơn những quán bánh khọt khác. Bạn nên đi cùng gia đình hoặc bạn bè để tiết kiệm chi phí khi mà mình bạn khó có thể ăn hết một đĩa bánh ở đây, hơn hết bạn có thể thưởng thức thêm nhiều món ăn khác ở quán. Ở quán Bánh Khọt Cô Ba Vũng Tàu, ẩn chứa sâu bên trong những chiếc bánh khọt giản dị đó là cả một nghệ thuật và tinh tế không dễ diễn đạt bằng lời. Có thể nó nằm trong cách pha chế bột vô cùng thủ công gia truyền, bí kíp khéo léo, này bạn len lén vào bếp liếc nhìn chả thể cọp dê được recipe đâu nhé. Cô Kim Phượng của tui hướng đầu chợ trên hướng các tiệm danh trấn Tây Hồ, Cư Ký, Tuấn Ký, Nhựt Ký,... cho biết món bánh khọt này chứa đựng ở nhân bánh, bí kíp pha chế từ hải sản là món tôm tươi ngon đặc sản "rất" goût biển Vũng Tàu. Cũng có thể hương vị đặc biệt ấy nằm ở món nước chấm đậm đà được pha chế từ nước mắm chánh hiệu của địa phương Vũng Tàu quê ngoại ngon ơi là ngon, ngon hết sẩy cào cào. Một buổi chiều lộng gió, được ngồi bên đĩa bánh khọt nóng hổi, thưởng thức hương vị thơm ngon, đậm đà của món ăn vừa ngắm cảnh đẹp của thành phố biển khi chiều về thì không còn gì bằng. Và nếu một lần đặt chân đến địa điểm du lịch Vũng Tàu, bạn đừng quên thưởng thức món bánh khọt bình dị ngon nức tiếng, vị bánh dân dã, đậm nghĩa, đậm tình của con người mảnh đất này.

No comments:

Post a Comment